Quy định về cấp phép xây dựng mới nhất 2024

Ngày đăng: 04:04 PM 29/03/2024 - Lượt xem: 254

Liên quan đến thủ tục pháp lý, những quy định về cấp phép xây dựng luôn được trình bày rõ ràng để giúp những chủ đầu tư có những thông tin chính xác, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để từ đó việc xin giấy phép xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

Việc xây dựng một ngôi nhà chẳng hề đơn giản, ngoài một bản vẽ thiết kế, ngân sách, ý tưởng, ngày giờ hay những yếu tố phong thủy xây nhà thì những quy định về cấp phép xây dựng là những điều gia chủ cần quan tâm đặc biệt là những gia chủ đang chuẩn bị xin hồ sơ giấy phép xây dựng.

I: Quy định về cấp phép xây dựng

Vậy quy định về cấp phép xây dựng cần những gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ vấn đề trên nhé.

1/Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

Căn cứ Điều 91 Luật Xây dựng 2014, Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 và Khoản 31 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau:

- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020).

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020).

2/Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị

Căn cứ Điều 92 Luật Xây dựng 2014 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị như sau:

- Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014(sửa đổi 2020).

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020).

3/ Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Căn cứ Điều 93 Luật Xây dựng 2014, Điểm a Khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 và Khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:

Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020);

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020).

- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện nêu trên và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

II: Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 và Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

Chúng ta có thể thấy rằng, việc xin giấy phép xây dựng hay những yêu cầu liên quan đến quy định về cấp phép xây dựng, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đều được quy định rõ ràng với từng hạng mục nhà ở đô thị .

Việc chuẩn bị đúng và đủ hồ sơ phù hợp với quy định về cấp phép xây dựng sẽ giúp việc xin giấy phép xây dựng diễn ra nhanh hơn, không bị chậm tiến độ cũng như tránh phát sinh chi phí.

Và qua bài viết này chúng ta cũng dễ thấy rằng việc xin giấy phép xây dựng với những thủ tục, quy định, quy trình là điều không hề đơn giản vì thế gia chủ nên tìm hiểu kỹ lưỡng những giấy tờ, thủ tục liên quan và cần làm sớm để đảm bảo tiến độ thi công.

Ngoài ra gia chủ có thể chọn một đơn vị bên ngoài cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng hoặc giao cho đơn vị thi công nhà sẽ đảm nhận công việc để tiết kiệm thời gian, công sức.

EHOME – Cung cấp các dịch vụ thiết kế, thi công xây dựng, thiết kế nội thất trọn gói với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín đã được khẳng định nhiều năm trên thị trường. Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đặc biệt không ngừng sáng tạo, cập nhật xu hướng từ đó mang đến những công trình chất lượng bậc nhất.

 

Facebook