Có nên xây nhà khi chưa có giấy phép xây dựng

Ngày đăng: 03:59 PM 22/02/2024 - Lượt xem: 423

Nhiều gia chủ vì một số trục trặc chưa xin được giấy phép xây dựng, khởi công xây nhà để đúng ngày, phong thủy nên chưa kịp làm giấy phép xây dựng… vì thế những câu hỏi xây nhà không có giấy phép xây dựng thì có bị phạt không hay có bị vi phạm hành chính và có buộc tháo dỡ nhà không ?

Vâng, xây nhà là một trong những việc quan trọng vì thế những câu hỏi liên quan từ thủ tục pháp lý đến thiết kế xây dựng luôn nhận được quan tâm. Hiểu rõ điều đó EHOME sẽ giải thích để gia chủ có thể hiểu rõ hơn.

1/ Tại sao phải xin giấy phép xây dựng nhà ở

Khi xây dựng nhà ở, thì chủ đầu tư bắt buộc phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng vì những lý do sau đây:

+ Giấy phép xây dựng là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với những công trình xây dựng nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.

 + Xin giấy phép xây dựng để tránh những rủi ro khi xây dựng, xảy ra tranh chấp, kiện tụng trong quá trình thi công công trình.

+  Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức, gia đình hay cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Việc xây dựng mà không tuân thủ quy định có thể gây ra phiền hà và tranh cãi với hàng xóm, gây ảnh hưởng đến môi trường sống chung và hình ảnh cộng đồng.

+ Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

+ Giấy phép xây dựng không chỉ là yếu tố hình thức, mà còn là một công cụ bảo vệ cả cho chủ nhà và cộng đồng. Việc xác nhận rằng ngôi nhà của bạn tuân theo các quy định an toàn xây dựng và các tiêu chuẩn môi trường là cực kỳ quan trọng. Việc thiếu giấy phép có thể dẫn đến việc xây dựng không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho cả gia đình bạn và những người sống xung quanh.

+ Giấy phép xây dựng là yếu tố quan trọng khi bạn quyết định bán hoặc chuyển nhượng tài sản trong tương lai. Một ngôi nhà có giấy phép xây dựng đầy đủ sẽ có giá trị và tính chất chuyển nhượng cao hơn so với một ngôi nhà không đảm bảo về mặt pháp lý. Điều này có thể làm giảm khả năng bạn có thể bán nhà với giá cao và tạo ra khó khăn trong quá trình giao dịch.

+ Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở mà vẫn cố tình xây dựng. Cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình.

2/ Những mức phạt khi xây nhà không có giấy phép xây dựng

Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP nêu rõ:

“Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp xây nhà riêng lẻ tại đô thị;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Buộc phá dỡ công trình

+ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật xây dựng 2014, người vi phạm còn bị buộc phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép.

Bên cạnh đó, theo khoản 12 điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP “công trình không giấy phép đang trong giai đoạn thi công xây dựng thì:

+ Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

+  Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

+  Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.”

3/ Các trường hợp xây nhà không cần phải xin giấy phép xây dựng

Căn cứ quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng:

Trường hợp 1: Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp này được miễn giấy phép xây dựng, nhưng có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Trường hợp 2: Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Trường hợp 3: Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

4/ Công trình nào bắt buộc phải có giấy phép xây dựng

Ngoài một số công trình không cần phải xin giấy phép xây dựng thì những trường hợp dưới đây bắt buộc cần xin giấy phép xây dựng, cụ thể như”

+ Nhà ở riêng lẻ tại nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn và nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

+ Các công trình nhà ở xây dựng nằm trong diện quy hoạch tại khu vực nông thôn.

Như vậy dựa trên bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng việc xin giấy phép xây dựng khi xây nhà là việc cần thiết không được bỏ qua và không được ỷ y để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Chúng ta cũng thường thấy rằng, những công trình không giấy phép xây dựng hoặc xây không đúng bản vẽ sửa lại hoặc tháo dỡ… vì thế vừa tốn công, tốn sức và tiền bạc. Vậy nên chúng tôi khuyên rằng nên chuẩn bị thủ tục pháp lý đầy đủ, kỹ càng trước khi tiến hành xây dựng.

Bởi lẽ việc xin giấy phép xây dựng cũng tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc vậy nên việc chuẩn bị trước là điều nên làm để đảm bảo tiến độ thi công, giúp cho việc xây dựng được hanh thông. Nếu vẫn còn thắc mắc hay có nhu cầu thiết kế xây dựng hãy liên hệ tới công ty thiết kế xây dựng EHOME để được tư vấn miễn

====> Xem thêm bài viết: Lệ phí xin giấy phép xây dựng 

Facebook