Xây nhà có tầng hầm cần lưu ý những điều quan trọng

Ngày đăng: 10:55 PM 26/04/2024 - Lượt xem: 247

Xây nhà có tầng hầm hay bán hầm trở nên phổ biến trong đô thị hiện đại này nay. Việc xây nhà phố, biệt thự có tầng hầm nhằm tăng không gian của ngôi nhà, cung cấp chỗ để xe gọn gàng, làm kho để đồ đạc hay những biệt thự có tầng hầm được thiết kế hầm rượu, tiếp khách rất sang trọng.

Với sự chật hẹp về diện tích xây dựng nhà ở, tầng hầm được xem là một trong những phương án tối ưu khi tăng thêm không gian sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà đặc biệt là những nhà ở kết hợp với kinh doanh.

Có thể thấy rằng việc xây nhà có tầng hầm có nhiều ưu điểm về mặt thẩm mỹ lẫn công năng, tuy nhiên khi xây nhà có tầng hầm cần phải lưu ý và cân nhắc những điều dưới đây.

1. Tìm hiều về xây nhà có tầng hầm, bán hầm

 Tầng hầm: nằm hoàn toàn dưới mặt đất, có thiết kế mặt bằng tầng trệt ngang với vỉa hè. 

Tầng bán hầm: Tầng có một nửa chiều cao nằm trên hoặc bằng với mặt đất, phần còn lại nằm âm dưới lòng đất.

Và không phải kiểu nhà phố, biệt thự nào cũng có thể xây hầm hoặc bán hầm vì cần đáp ứng những điều kiện. Có thể thấy rằng ở những khu vực không thể xây tầng hầm hoặc bán hầm.

2. Lưu ý khi xây nhà có tầng hầm và bá hầm

Nắm rõ những lưu ý dưới đây khi xây nhà có tầng hầm sẽ giúp ngôi nhà đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng và an toàn trong việc xây nhà có tầng hầm hơn.

Chi phí xây nhà tầng hầm và bán hầm

Việc xây nhà có tầng hầm hay bán hầm thì chi phí sẽ cao hơn từ 115 - 140% so với nhà không hầm. Dó đó tùy thuộc vào ngân sách của gia đình để tính toán chi phí lựa chọn những giải pháp cho phù hợp. Chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ sâu của hầm cũng như vật liệu lựa chọn.Việc xây hầm sẽ tốn nhiều công đoạn hơn vì thế mà quá trình xây dựng cũng kéo dài hơn. 

Mục đích sử dụng của tầng hầm

Gia chủ cần xác định mục đích chính của tầng hầm để kiến trúc sư có thể đưa ra tư vấn phù hợp.  Tầng hầm ngoài khu vực đổ xe còn có thể thiết kế hầm rượu, phòng giải trí thư giãn hay là kho đựng đồ… vì thế việc nắm rõ nhu cầu xây dựng tầng hầm nhằm mục đích gì rất quan trọng để từ đó kiến trúc sư đã ra bản vẽ thiết kế phù hợp tối ưu được không gian, đáp ứng nhu cầu sử dụng và mang tính thẩm mỹ cao.

Đánh giá khảo sát về vị trí kỹ lưỡng

Về vị trí, cần khảo sát địa chất để xem khu đất này có phù hợp để xây nhà có tầng hầm hay không. Ở những khu vực có triều cường hoặc có lượng mưa lớn, khi nước dâng lên có thể tràn vào tầng hầm và làm hư hỏng các vật dụng. Do đó, kiến trúc sư cần đánh giá kỹ lưỡng về cấu tạo địa tầng, động thái và tính chất hóa học từ đất để đưa ra những giải pháp xây dựng cho phù hợp.

Quy định chung về xây nhà có tầng hầm và tầng bán hầm

Theo quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, quy định 3 vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có tầng hầm, bán hầm như sau:

- Phần nổi của tầng bán hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.

- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.

- Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.

Quy định về chiều cao của tầng hầm

Chiều cao tối thiểu khi thiết kế thi công tầng hầm cho nhà phố, biệt thự là 2,2m trở lên và chiều cao đường dốc cũng phải từ 2,2m trở lên. Gia chủ khi xây nhà có tầng hầm cần tính toán chiều cao hợp lý để đảm bảo an toàn theo quy định vừa hợp lý theo nhu cầu sử dụng.

Độ dốc của tầng hầm

Theo quy định, độ dốc tầng hầm và tầng bán hầm của công trình xây dựng được quy định không vượt quá 15%-20% so với chiều sâu của tầng hầm. Chiều cao được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc.

Việc tuân theo quy định về độ dốc khi xây nhà có tầng hầm nhằm giúp các phương tiện khi lưu thông đảm bảo sự an toàn đặc biệt là các loại xe ô tô có gầm thấp. Đối với tầng hầm có dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%.

Trường hợp xây dựng nhà phố không có diện tích lớn, thi công tầng hầm, tầng bán hầm sát mặt đường thì độ dốc khoảng từ 20% – 25%. Với độ dốc này cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.

Độ sâu của tầng hầm, tầng bán hầm

Về độ sâu, tầng hầm phải đạt từ 1,5m trở lên và tầng bán hầm thường sẽ đào xuống độ sâu tối đa là 1,5m so với mặt đất tự nhiên. Để thi công tầng hầm hay bán hầm bắt buộc phải đào đất cả công trình, theo quy định trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m.

Đảm bảo chống thấm, chống ngập

Với thời tiết khí hậu ở Việt Nam việc chống thấm, chống ngập khi xây nhà có tầng hầm là yếu tốt rất quan trọng. Vậy nên cấn tính toán chỗ thoát nước, công đoạn chống thầm… tránh tính trạng ngập trong quá trình sử dụng.

Ánh sáng và độ thông thoáng khi xây nhà có tầng hầm

Do nằm một phần dưới lòng đất vì thế việc thiết kế ánh sáng và độ thoáng cho hầm rất quan trọng để đảm bảo sự thông thoáng. Ánh sáng cần đủ để đảm bảo sự an toàn cũng như các hệ thống lưu thông gió, ánh sáng thiên nhiên... Bên cạnh đó cần sử dụng màu sơn hay trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho tầng hầm.

Ngoài ra khi xây nhà có tầng hầm hay bán hầm cần lưu ý tưởng và trần của hầm. Nên trát phẳng, sử dụng loại sơn dễ lau chùi và chống bám bẩn, nên sử dụng những vật liệu có thể dễ dàng lau chùi và cọ rửa… những yếu tố này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, sạch sẽ cho tầng hầm.

Trên đó là những lưu ý quan trọng khi xây nhà có tầng hầm, hy vọng với bài viết này gia chủ có thêm những thông tin hữu ích khi tiến hành xây dựng nhà. Nếu cần tư vấn thiết kế xây dựng hãy liên hệ tới EHOME để được tư vấn miễn phí.

 

Facebook