Cải tạo, sữa nhà có cần phải xin giấy phép không

Ngày đăng: 01:38 PM 29/02/2024 - Lượt xem: 485

Là một trong những công việc vô cùng quan trọng, sửa nhà ngoài quan tâm đến vấn đề thiết kế, thi công thì việc giấy phép như thế nào được nhiều gia chủ thắc mắc; liệu sửa nhà có cần xin giấy phép hay không, nếu xin giấy phép thì cần hồ sơ gì hoặc nếu không xin giấy phép thì xử phạt như thế nào ?

Sửa chữa, cải tạo nhà ở để mang đến một không gian sống đẹp hơn, sang trọng hơn và không quá tốn nhiều thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên những thủ tục pháp lý ra sao… hãy cùng EHOME tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những trường hợp được miễn giấy phép khi sửa chữa nhà

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng, những trường hợp sửa chữa nhà sau đây được miễn giấy phép xây dựng:

+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, khi sửa chữa nhà, chủ nhà sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình và được miễn nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Còn những trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà liên quan đến  thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình thì phải cần xin giấy phép.

Sửa chữa nhà ở không có giấy phép có bị phạt không?

Theo những quy định nêu trên, có thể thấy rằng việc sửa chữa nhà ở (ngoại trừ một số trường hợp được miễn) thì đều phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.

Đồng thời khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định đối với hành vi sửa nhà mà không có giấy phép xây dựng thì có thể bị xử phạt như sau:

- Đối với nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng;

- Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa và những công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng;

- Đối với những công trình có yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài mức xử phạt nêu trên, nếu công trình đã sửa chữa xong, tức là hành vi vi phạm đã kết thúc, chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định của điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

 Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà

Để thuận tiện cho việc sửa chữa, cải tạo nhà – EHOME sẽ đưa ra những hồ sơ mà gia chủ cần chuẩn bị để đảm bảo về thủ tục pháp lý.

"Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo

+ Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ

+ Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

+ Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định

+  Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa."

Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở hết bao nhiêu?

Chi phí xin giấy phép sửa chữa được hiểu là số tiền mà chủ đầu tư phải chi trả khi xin cấp giấy phép sửa chữa nhà, gồm lệ phí cấp giấy phép xây dựng (bắt buộc) cùng chi phí để thuê vẽ bản vẽ bộ phận nhà ở cần sửa chữa (nếu có). Cụ thể bao gồm:

+ Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng được quy định là do HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể. Mỗi tỉnh thành sẽ có những quy định về mức lệ phí khác nhau.

+ Chi phí bản vẽ thiết kế sửa chữa: Nếu chủ đầu tư không thể thực hiện thiết kế thì cần phải thuê công ty thiết kế xây dựng đế tiến hành thiết kế sửa chữa bản vẽ để đảm bảo một không gian sống đẹp, phù hợp với yêu cầu, công năng cũng như phong thủy. Chi phí phụ thuộc vào diện tích, quy mô cũng như yêu cầu của gia chủ.

Trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở

Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ

+ Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ

+ Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ

+ Cán bộ tại UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phép sửa chữa

+ Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ/không hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ..

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với việc sửa chữa nhà ở thực hiện thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu. Trường hợp tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng cơ quan có thẩm quyền thông báo cho chủ đầu tư bổ sung.

+ Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối chiếu các điều kiện và gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý những lĩnh vực liên quan đến công trình. Trong thời gian 12 ngày  từ ngày nhận được hồ sơ đối với công trình và nhà ở riêng lẻ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản liên quan nội dung thuộc chức năng quản lý.

Bước 4: Cấp giấy phép sửa chữa hoặc từ chối cấp

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo hoặc từ chối cấp giấy phép.

Nếu cần xem xét thêm thì cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Như vậy, thông qua bài viết này, gia chủ có thể biết được những trường hợp sữa nhà nào cần xin giấy phép và không cũng như chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ gì nếu như việc sửa chữa cần phải xin giấy phép xây dựng. Và việc gian xây phép xây dựng có thể làm gia tăng thêm một ít chi phí cũng như thời gian. Tuy nhiên việc xin giấy phép sẽ mang đến nhiều lợi ích cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng.

Qua bài viết này, mong rằng gia chủ sẽ hiểu hơn về những quy định của pháp luật liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng cũng như có thêm những kinh nghiệm trong việc sửa chữa nhà. Nếu cần tư vấn thiết kế xây dựng hoặc thủ tục pháp lý, xin giấy phép xây dựng thì hãy liên hệ tới công ty kiến trúc xây dựng EHOME để được tư vấn miễn phí nhé.

===> Xem thêm bài viết: Xin giấy phép xây dựng nhà 2024 mất khoảng bao lâu

Facebook