Từ kinh nghiệm và tình huống thực tế trong quá trình tương tác với khách hàng. Hôm nay EHOME ARCH chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến chủ đề “Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng nhà ở”.
Mời bạn cùng tham khảo nhé !
A. Luật xin giấy phép xây dựng hiện hành có hiệu lực gồm những văn bản nào ?
Tính đến thời điểm 31/12/2019, hiện những văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên quan đến lĩnh vực xây dựng đang có hiệu lực thi hành như sau :
Luật xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội :
Đây là bộ luật khung trong lĩnh vực xây dựng “quy định về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng”
1. Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc Hội ngày 17/06/2019.
2. Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017: Quy định về những loại giấy tờ pháp lý sở hữu bất động sản được gọi là hợp pháp theo quy định của luật đất đai để cấp phép xây dựng, những giấy tờ hợp lệ bao gồm :
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai 1993 (kèm theo sửa đổi/bổ sung) và Luật đất đai năm 2003.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013 (kèm theo văn bản sửa đổi bổ sung)…
3. Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về quản lý dự án đầu tư xây dựng (về những dự án và công trình lớn)
4. Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng.
5. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về “Hợp đồng xây dựng”, áp dụng bao gồm cả hợp đồng xây dựng BOT, BTO, BT và PPP ký giữa nhà đầu tư thực hiện dự án với nhà thầu…
6. Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 về “Hướng dẫn cấp phép xây dựng”
7. Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 về “Hướng dẫn hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình”
8. Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về “Hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng”
9. Đối với khách hàng tại địa bàn khu vực TP. Hồ Chí Minh, việc những vấn đề lưu ý trong quy hoạch kiến trúc nhà ở cần tham khảo thêm công văn sau :
- Công văn số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 : Quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn TP. HCM.
- Công văn số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/07/2019 về sửa đổi/bổ sung quyết định 135.
- Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 Qui định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quyết định 56/2021/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 Quyết định ban hành quy chế quản lý kiến trúc Tp Hồ Chí Minh.
10. Luật số 62/2020/QH14 ngày 13/7/2020 Sửa đổi sổ sung một số điều về Luật xây dựng. Điều 89 Qui định chung về cấp phép xây dựng.
B. Quy định xin giấy phép xây dựng nhà ở đối với những trường hợp nào được miễn xin giấy phép xây dựng ?
Căn cứ điều 89 Luật xây dựng 2014, những trường hợp miễn giấy phép xây dựng nhà ở :
1. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, nhưng khi tiến hành xây dựng hồ sơ bắt buộc phải có “thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ”:
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình (điểm d)
Mời bạn tham khảo thêm Hồ sơ cấp phép xây dựng gồm những gì ?
2. Các trường hợp nhà ở được miễn xin phép còn lại :
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 , hiện đã có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (điểm e)
- Công trình sửa chữa, cải tạo, và lắp đặt thiết bị bên trong công trình, tuy nhiên việc sửa chữa, cải tạo đó không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, và không làm ảnh hưởng tới môi trường cũng như an toàn tại khu vực công trình (điểm g)
- Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài (tuy nhiên vị trí bất động sản không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc) (điểm h);
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở tại nông thôn có qui mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
Cơ quan nào cấp phép xây dựng nhà ở ? Đăng ký giấy phép xây dựng ở đâu ?
C. Cơ quan nào cấp phép xây dựng nhà ở ?
Trừ những trường hợp nêu trên không cần xin giấy phép xây dựng, tại điều 103 Luật xây dựng 2014 có quy định, đăng ký giấy phép xây dựng ở cơ quan có thẩm quyền tương ứng với những trường hợp sau đây :
- Đối với nhà ở, công trình cấp đặc biệt : Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng.
- Nhà ở, công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : UBND Cấp tỉnh nơi vị trí đất tọa lạc cấp phép.
- Công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử…: UBND huyện cấp phép.
Những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản đến bạn về hướng dẫn xin phép xây dựng nhà ở, bạn có thể tham khảo thêm tại EHOME ARCH những trường hợp vướng mắc liên quan đến xây dựng.
Mời bạn tham khảo thêm : Thủ tục xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và nhà ở đô thị.